5 ứng dụng công nghệ trong xây dựng và thi công phổ biến
Nắm bắt và ứng dụng công nghệ trong xây dựng là nhu cầu cấp thiết đối với tất cả doanh nghiệp. Công nghệ mới giúp tất cả các bên tham gia tiếp cận dự án hiệu quả hơn từ khâu thiết kế, thi công tới vận hành. Ứng dụng công nghệ đã giúp ngành này tạo ra những bước tiến lớn, không chỉ tăng cường hiệu suất mà còn mở ra những khả năng mới.
Công nghệ có tác động như thế nào tới ngành xây dựng?
Áp dụng công nghệ mới tiên tiến trong xây dựng đã có nhiều tác động tích cực đến mọi mặt:
– Cung cấp nhiều loại vật liệu mới: Ngoài những vật liệu xây dựng truyền thống đã quen thuộc, sự kết hợp của công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng đã đưa ra thị trường nhiều loại vật liệu mới, như: polyme cốt sợi thủy tinh, gạch bê tông AAC,…
– Nâng cao chất lượng công trình thi công: Việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ trong xây dựng đang diễn ra sôi động tạo nền tảng để nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong trắc địa công trình, làm nền móng,… Mục tiêu của những công nghệ mới này là hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động xây dựng và cung cấp giải pháp nhằm giảm thiểu sức lao động của con người. Điều này không chỉ giúp rút ngắn thời gian triển khai dự án mà còn nâng cao chất lượng của công trình đang thi công.
5 ứng dụng công nghệ trong xây dựng phổ biến hiện nay
Công nghệ phun bê tông
Công nghệ phun bê tông là công nghệ có sự kết hợp giữa phương pháp xử lý nước thải và quy trình ướt của bê tông, sử dụng khí nén và phun khô để vận chuyển xi măng đến vòi phun. Xi măng sẽ được trộn với phun và nước để tạo nên hỗn hợp đặc biệt.
Phun bê tông cho phép xây dựng các công trình kiến trúc có hình dạng phức tạp và chi tiết một cách linh hoạt. Các công trình bao gồm cả cấu trúc nghệ thuật, cầu đường, và các công trình kiến trúc khác. Ngoài ra, công nghệ phun bê tông thường được ứng dụng trong việc sửa chữa và nâng cấp cấu trúc hiện có. Việc này giúp tái sử dụng cơ sở hạ tầng đã có một cách hiệu quả.
Phương pháp phun bê tông giúp tăng tốc quá trình xây dựng bằng cách chuyển động nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống. Điều này giảm thời gian thi công và giảm chi phí lao động. Công nghệ phun bê tông giúp đảm bảo chất lượng và đồng đều của bê tông trong quá trình thi công. Quá trình phun chính xác và kiểm soát giúp tránh được những sai sót và kết cấu không đồng đều.
> Xem thêm: Một số công nghệ xây dựng mới nhất 2023
Công nghệ lắp ghép Môđun trong xây dựng cầu đường
Công nghệ thi công lắp ghép là công nghệ lắp ráp tại hiện trường các cấu kiện đã được chế tạo sẵn ở nhà máy thành các kết cấu chịu lực của một công trình. Trong việc xây dựng cầu đường, một số công đoạn như chế tạo dầm cầu, cống bê tông, và kết cấu thép thường được thực hiện tại xưởng sản xuất. Sau đó, những thành phần này được chuyển đến vị trí xây dựng và lắp ráp để hoàn thiện công trình.
Việc chế tạo các sản phẩm tại nhà máy sẽ thuận tiện hơn về mặt máy móc giúp các đơn vị thi công giảm được phần nào chi phí, giảm thời gian xây dựng khoảng 30-50% so với truyền thống.
Công nghệ in 3D
Công nghệ in 3D có 2 cách hoạt động, một là in cả công trình thành một khối hoặc in từng bộ phận sau đó lắp ráp. Ở quy mô xây dựng, các phương pháp in 3D chính được sử dụng bao gồm đùn (bê tông/xi măng, sáp, bọt, polyme), kết dính bột (liên kết polyme, liên kết phản ứng, thiết kế) và hàn đắp.
In nhà 3D mang lại nhiều ưu điểm so với phương pháp xây dựng truyền thống:
- Rút ngắn thời gian xây dựng: Thông thường chỉ tốn khoảng 1 tuần đến 10 ngày cho việc hoàn thành một căn nhà
- Giảm nhân công: Toàn bộ quá trình yêu cầu ít nhân công, chủ yếu tập trung vào khâu thiết kế và quản lý vật liệu, giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động như xây dựng truyền thống
- Vật liệu đa dạng: có thể sử dụng gần như mọi loại vật liệu
- Tiết kiệm chi phí: Thời gian thi công nhanh, không cần quá nhiều nhân lực
- Ngành công nghệ in 3D rộng mở trong tương lai: Nhờ sự phát triển của công nghệ và vật liệu, ngành in 3D có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và có khả năng thay thế một phần công nghiệp xây dựng truyền thống.
Ứng dụng scan 3D và xử lý hình ảnh trong xây dựng công trình
Scan 3D là một công nghệ không tiếp xúc, không phá hủy, sử dụng ánh sáng laser hoặc ánh sáng để chụp kỹ thuật số hình dạng của các vật thể vật lý. Công nghệ quét 3D có khả năng thu thập nhiều dữ liệu 3D từ đối tượng được quét, tạo mô hình kỹ thuật số 3D với mức độ chính xác, độ phân giải cao của đối tượng đó trong thế giới thực.
- Ứng dụng trong ngành giao thông: Đo đạc địa hình; Khảo sát hiện trạng bề mặt đường; Tính toán mặt cắt lớp bê tông nhựa; Đánh giá hiện trạng công trình giao thông;…
- Phục chế các công trình giao thông mang tính lịch sử
- Ứng dụng trong cải tạo công trình dân dụng và công nghiệp
Ứng dụng Big Data và phân tích dự đoán
Trong xây dựng công trình, Big Data có thể được sử dụng trong mọi hoạt động thiết kế, xây dựng & vận hành các dự án.
– Thiết kế: Gồm các dữ liệu về thiết kế, mô hình tòa nhà, dữ liệu môi trường, dữ liệu đầu vào của các bên liên quan để xác định chi tiết công trình cần xây dựng và vị trí lý tưởng để xây dựng.
– Xây dựng: Các Big Data như thời tiết, giao thông, cộng đồng,… Dữ liệu đầu vào được lấy từ các cảm biến lắp ráp, xử lý để lấy các thông tin dữ liệu từ đó và đưa ra kết luận về sự kết hợp tốt nhất giữa việc nên mua hay là thuê các thiết bị, sử dụng một cách hiệu quả nhằm tối ưu chi phí.
– Vận hành: Big Data từ các cảm biến được tích hợp trong các tòa nhà, cầu và bất kỳ công trình xây dựng nào khác giúp theo dõi hiệu suất tại nhiều mức độ. Có thể theo dõi việc tiết kiệm năng lượng trong các trung tâm thương mại, khối văn phòng và các tòa nhà khác để đảm bảo nó phù hợp với các mục tiêu thiết kế. Thông tin về ách tắc giao thông và mức độ biến dạng của các cây cầu có thể được ghi lại để phát hiện bất kỳ sự cố nào nằm ngoài giới hạn. Ngoài ra, các thông tin có liên quan đến mật độ, lưu lượng, vận tốc phương tiện hay việc phân loại cũng như nhận diện biển số xe đều có thể giải quyết được.
Lời kết
Sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong ngành xây dựng nói chung, và đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cầu đường. Công nghệ đóng góp đáng kể vào việc nâng cao năng suất lao động và hiệu suất sản xuất, đồng thời giúp rút ngắn tiến độ, tăng cường năng lượng và giảm chi phí của các dự án xây dựng. Do đó, việc áp dụng các công nghệ trong xây dựng được coi là cần thiết để các đơn vị xây dựng có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh trong thị trường và cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ trong ngành.
Mọi thông tin và yêu cầu tư vấn xin vui lòng xin liên hệ:
Website: https://dsdhome.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DSHOMEVN
Email: nhadepdshome@gmail.com
Hotline: 096 124 9008